Bắt kịp xu hướng truyền thông trên mạng xã hội 2024

subiz xu huong thuong mai xa hoi 2024 e1711301108893

Mạng xã hội không chỉ là nơi mọi người kết nối và chia sẻ thông tin, mà còn là một nền tảng truyền thông phát triển mạnh mẽ với những biến đổi đáng kể. Xu hướng truyền thông trên mạng xã hội 2024 đang thay đổi cách mọi người tương tác với thông tin, doanh nghiệp. Tìm hiểu những xu hướng truyền thông nổi bật ngay trong bài viết này.

AI trở thành xu hướng truyền thông “hot” nhất

Sử dụng AI trong truyền thông, tiếp thị đã trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ. Quy mô thị trường truyền thông & giải trí AI toàn cầu ước tính đạt 14,81 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 26% từ năm 2023 đến năm 2030. 

AI (Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo) là lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các hệ thống máy tính có khả năng thực hiện các nhiệm vụ của con người. Mục tiêu của AI là tạo ra các chương trình có khả năng học hỏi, suy luận và thực hiện các tác vụ một cách tự động mà trước đây chỉ có con người mới làm được.

Hơn 80% nhà tiếp thị sử dụng AI ngày càng chiếm nhiều lợi thế, tăng tốc độ sản xuất tin, bài tạo ra quy trình làm việc hiệu quả hơn.

AI là xu hướng truyền thông 2024 được kỳ vọng nhất

AI là xu hướng truyền thông 2024 được kỳ vọng nhất

Ứng dụng AI trong tạo nội dung

  • Theo báo cáo khảo sát của HootSuite, 75% nhà tiếp thị có kế hoạch sử dụng AI để viết và sửa đổi văn bản vào năm 2024, tăng đến 103% so với năm 2023. 
  • Ngoài ra, thống kê của Digiday cho biết 42% nhà tiếp thị sử dụng AI để viết nội dụng trên mạng xã hội và 36% để lên ý tưởng. 
  • Một số công cụ AI phổ biến được sử dụng nhiều với khả năng tạo nội dung chất lượng để viết văn bản tự động, cho phép nhà tiếp thị tạo ra kịch bản, phụ đề, nội dung,… một cách tự động như Copy.ai, Bard Google , Chat GPT,… 

Sử dụng AI để tạo hình ảnh

  • Không chỉ dừng lại ở văn bản, AI cũng được ứng dụng để tạo hình ảnh. Theo khảo sát của HootSuite, 52% nhà tiếp thị có kế hoạch sử dụng AI để tạo hình ảnh vào năm 2024, tăng đến 136% so với năm 2023. 
  • Các nền tảng AI như Midjourney, DALL-E và Stable Diffusion đã trở thành lựa chọn phổ biến, tạo ra hình ảnh chỉ trong vài giây, giúp nhà tiếp thị tiết kiệm thời gian và chi phí.

Video ngắn với nội dung gây chú ý từ những giây đầu

Video ngắn là loại nội dung truyền thông xã hội vô cùng hấp dẫn nhờ khả năng trình bày thông tin một cách ngắn gọn, thường chỉ trong vòng một phút. Video ngắn cũng rất linh hoạt cho các ý tưởng bài đăng trên mạng xã hội, từ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến sự hợp tác với người có ảnh hưởng và nội dung hậu trường. 

Video ngắn - xu hướng truyền thông trên mạng xã hội đáng chú ý

Video ngắn – xu hướng truyền thông trên mạng xã hội đáng chú ý

Thống kê chứng minh video ngắn phát triển mạnh hơn vào năm 2024:

  • Theo báo cáo của Vyrill, 3-8 giây đầu tiên là thời điểm quan trọng nhất để thu hút sự chú ý. Vì vậy, điều quan trọng là các nhà tiếp thị truyền thông phải phát triển các chiến lược và nội dung thu hút sự chú ý của người mua hàng trong vòng 3 đến 8 giây. 
  • Video dạng ngắn hoạt động mạnh mẽ trên mạng xã hội và có đến 66% người tiêu dùng cho biết video ngắn hấp dẫn nhất so với bất kỳ loại nội dung nào khác.  
  • Theo nghiên cứu của Jun Group (2011), những video có thời lượng từ 15 giây trở xuống được chia sẻ thường xuyên hơn 37% so với những video dài từ 30 giây đến 1 phút. 
  • Theo nghiên cứu của Visible Measures, 20% người xem sẽ giảm sự chú ý và rời khỏi video sau 10 giây, 30% rời đi sau 30 giây và 45% rời đi sau 1 phút. 
  • 73% người tiêu dùng thích xem video dạng ngắn để tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • 59% video dạng ngắn được xem trong 41-80% thời lượng và 30% trong số video đó có tỷ lệ xem trung bình trên 81%.
  • Video dạng ngắn sẽ có mức tăng trưởng cao nhất trong số các chiến lược tiếp thị khác nhau vào năm 2023. Tính đến tháng 7 năm 2022, video có thời lượng dưới 60 giây chiếm 57% lượt xem trên YouTube

Xu hướng truyền thông trên mạng xã hội: Nội dung do người dùng tạo (UGC)

Nội dung do người dùng tạo (UGC) là bất kỳ nội dung nào được tạo ra và chia sẻ bởi người dùng thông qua các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, diễn đàn, blog, trang web cá nhân, và các ứng dụng khác. UGC có thể bao gồm các bài đăng trên mạng xã hội, video trên YouTube, bài đánh giá sản phẩm, bình luận, ảnh, video, blog post, và nhiều loại nội dung khác.

Lợi ích của User-Generated Content bao gồm:

  • Tạo ra nội dung đa dạng: UGC mang lại sự đa dạng và phong phú cho nội dung trên mạng với góc nhìn và trải nghiệm đa dạng từ cộng đồng người dùng.
  • Tăng sự tương tác và tham gia: 31% người tiêu dùng cho biết quảng cáo có nội dung UGC ấn tượng, dễ nhớ hơn so với quảng cáo truyền thống. (Jukin Media). Điều này chứng minh UGC kích thích sự tương tác từ phía người dùng, đặc biệt là qua việc bình luận, chia sẻ, và tương tác với nội dung.
  • Xây dựng cộng đồng: UGC giúp tạo ra cộng đồng trực tuyến mạnh mẽ, nơi mà người dùng có thể chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm, và sự kết nối với nhau.
  • Tăng sự tín nhiệm và độ tin cậy: UGC thường được coi là đáng tin cậy hơn so với nội dung do thương hiệu hoặc tổ chức tạo ra, vì nó được tạo ra bởi các cá nhân có trải nghiệm thực tế. 85% người tiêu dùng cho biết UGC có sức ảnh hưởng lớn hơn ảnh hoặc video thương hiệu tạo ra (Linearity).
  • Tiết kiệm chi phí: Việc sử dụng UGC có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất nội dung và có thể tận dụng sự sáng tạo và tài nguyên của cộng đồng người dùng. Nội dung trang web do người dùng tạo có thể tăng 50% lưu lượng tìm kiếm không phải trả tiền, tăng thứ hạng SEO của trang sản phẩm lên tới 25%, tăng tỷ lệ chuyển đổi lên tới 20% và tăng khả năng được chia sẻ trên mạng xã hội cao hơn 2,5 lần  (Linearity).

UGC trở thành xu hướng truyền thông 2024 được khán giả tin tưởng

UGC trở thành xu hướng truyền thông 2024 được khán giả tin tưởng

Một số thống kê khác chứng minh xu hướng phát triển mạnh mẽ của UGC:

  • Video do người dùng tạo trên YouTube có lượt xem gấp 10 lần so với video do thương hiệu sản xuất (Linearity).
  • Các chiến dịch truyền thông xã hội tích hợp UGC có hiệu suất tăng 25% (Linearity).
  • 79% người tiêu dùng cho biết UGC tác động lớn đến quyết định mua hàng của họ. (Stackla)
  • Quảng cáo dựa trên UGC có tỷ lệ nhấp cao hơn gấp 4 lần, giá mỗi nhấp chuột giảm 50% so với mức trung bình và thu hút được nhiều bình luận tích cực hơn 73% so với quảng cáo truyền thống. (Jukin Media)
  • Một cuộc khảo sát của Sprout Social cho thấy 28% người tiêu dùng nói rằng những thương hiệu đáng nhớ nhất trên mạng xã hội là những thương hiệu nêu bật câu chuyện của khán giả về sản phẩm và dịch vụ của chính họ.

Sử dụng công cụ tìm kiếm trên mạng xã hội thay vì Google

Các công cụ tìm kiếm trên mạng xã hội được thiết kế đặc biệt để tìm kiếm và truy cập nhanh chóng nội dung trên các nền tảng mạng xã hội. Ngoài ra, công cụ tìm kiếm trên mạng xã hội còn có một số tiện ích như: khả năng tìm kiếm nội dung theo thời gian thực, nội dung liên quan qua từ khóa, cụm từ hoặc hashtag,…

Sử dụng công cụ tìm kiếm trên mạng xã hội trở thành xu hướng truyền thông ngày càng phổ biến

Sử dụng công cụ tìm kiếm trên mạng xã hội trở thành xu hướng truyền thông ngày càng phổ biến

Các con số thống kê chứng minh xu hướng tìm kiếm trên mạng xã hội phát triển hơn vào năm 2024:

  • Theo thống kê của Hubspot, 31% người tiêu dùng sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của họ.
  • Theo nghiên cứu của Tintup,  75,78% người tiêu dùng đã sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm hoặc khám phá các sản phẩm và thương hiệu mới và 68,75% người tiêu dùng đã mua hàng dựa trên nội dung họ thấy trên mạng xã hội.
  • Theo Google, 40% thanh niên 18-24 tuổi đang sử dụng nền tảng truyền thông xã hội làm công cụ tìm kiếm chính của họ.
  • Trong cuộc khảo sát với 1.000 người, 55% cho biết Instagram là nền tảng tìm kiếm trên mạng xã hội ưa thích nhất của họ, tiếp theo là YouTube (54%), Facebook (51%) và Twitter (44%), TikTok (42%).

Xu hướng truyền thông 2024: Thương mại xã hội 

Thương mại xã hội (Social Commerce) là một mô hình kinh doanh kết hợp giữa thương mại điện tử và các yếu tố xã hội trực tuyến. Nó tận dụng sự tương tác xã hội và mạng xã hội để tăng cường trải nghiệm mua sắm và tạo ra cơ hội bán hàng. 

Sử dụng các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Twitter và các nền tảng khác là một chiến lược quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu và dịch vụ của một doanh nghiệp. Dưới đây là một số chi tiết về cách sử dụng các kênh này để tạo ra hiệu ứng tích cực:

Facebook:

  • Facebook là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất, với hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới.
  • Doanh nghiệp có thể tạo các trang doanh nghiệp trên Facebook để chia sẻ thông tin về sản phẩm, dịch vụ, sự kiện và nội dung liên quan.
  • Quảng cáo trên Facebook là một công cụ hiệu quả để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua các bài đăng được tài trợ và các quảng cáo được định tuyến đúng đối tượng.

Instagram:

  • Instagram chủ yếu tập trung vào nội dung hình ảnh và video, làm cho nó trở thành nền tảng lý tưởng để truyền đạt hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Sử dụng các tính năng như Instagram Stories, IGTV và Instagram Shopping để tạo ra nội dung đa dạng và thu hút người dùng.
  • Influencer marketing là một phương thức phổ biến trên Instagram, nơi doanh nghiệp hợp tác với các influencer để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ.

Facebook, Instagram, Zalo,... là các trang thương mại xã hội phổ biến trong xu hướng truyền thông

Facebook, Instagram, Zalo,… là các trang thương mại xã hội phổ biến trong xu hướng truyền thông

Zalo:

  • Zalo là một ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam, với hàng triệu người dùng.
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng Zalo Official Account để tương tác với khách hàng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng và chia sẻ thông tin về sản phẩm và dịch vụ.
  • Quảng cáo trên Zalo cũng là một lựa chọn, giúp doanh nghiệp tiếp cận người dùng một cách hiệu quả thông qua các hình thức quảng cáo tương tác và thông tin.

Twitter:

  • Twitter là mạng xã hội tập trung vào tin tức và thông tin ngắn gọn.
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng Twitter để chia sẻ tin tức, cập nhật và phản hồi nhanh chóng với khách hàng.
  • Sử dụng hashtag và tương tác với người dùng khác là cách để tăng sự nhận biết thương hiệu và tăng tương tác trên nền tảng này.

Thương mại xã hội phát triển mạnh mẽ, là một trong các xu hướng truyền thông 2024

Thương mại xã hội phát triển mạnh mẽ, là một trong các xu hướng truyền thông 2024

Dưới đây là một số thống kê về thương mại xã hội:

  • Trên toàn thế giới, thương mại xã hội đã tạo ra doanh thu khoảng 728 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022. Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến ​​là 31,6% từ năm 2023 đến năm 2030, doanh thu dự báo sẽ đạt khoảng 6,2 nghìn tỷ đô la trong năm 2024.
  • Theo một cuộc khảo sát năm 2021, các nền tảng mạng xã hội đã giúp gần 80% người dùng mạng xã hội trên toàn cầu tìm hiểu thêm về sản phẩm và thương hiệu. Khi nói đến mua sắm, 30% người mua sắm trên toàn cầu đã chọn Facebook là nền tảng thương mại xã hội yêu thích, tiếp theo là Instagram với 25%.
  • 27% người tiêu dùng thích khám phá sản phẩm mới thông qua mạng xã hội hơn bất kỳ kênh nào khác (HubSpot).
  • 41% người tiêu dùng đã khám phá một sản phẩm trên mạng xã hội trong ba tháng qua, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước (HubSpot).
  • 67% người tiêu dùng đã mua hàng thông qua các nền tảng truyền thông xã hội (Wunderman Thompson, 2023).
  • 53% người tiêu dùng toàn cầu cho biết họ có ý định mua sắm nhiều hơn thông qua các nền tảng xã hội trong tương lai (Wunderman Thompson, 2023).

Có thể thấy, sự thay đổi đáng kể trong xu hướng truyền thông trên mạng xã hội không chỉ mang lại những thách thức mới mà còn mở ra những cơ hội phát triển bất ngờ. Những doanh nghiệp bắt kịp xu hướng có thể tạo dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, kết nối với khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Để lại một bình luận