Những điều bạn cần biết về Growth Marketing trong năm 2024

abd902e7 grow marketing 1

Tiếp thị tăng trưởng và những điều bạn cần biết

Growth Marketing được hiểu là những trào lưu, xu hướng truyền thông, quảng cáo được phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nó được hình thành dưới nhiều yếu tố, trong đó có thể kể như yếu tố hành vi tiêu dùng của con người, yếu tố công nghệ, đặc biệt là những biến động liên tục từ xã hội.

1. Ý nghĩa thật sự của Growth Marketing là gì?

Không đánh thẳng vào việc tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình, Growth Marketing lựa chọn tiếp cận khách hàng thông qua việc thu hút sự chú ý và tương tác của họ. Sau đó mới thuyết phục họ tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ, đây là mục tiêu cuối cùng.

Các nhà quảng cáo chuyên nghiệp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tìm kiếm nội dung phù hợp với người dùng nhất ở từng mốc thời điểm riêng. Đồng thời, họ dựa vào đó để tối ưu hóa các chiến lược quảng bá riêng cho từng phân khúc khách hàng.

Ngoài ra, Marketer cũng thực hiện những thử nghiệm chiến lược cá nhân hoá người dùng. Điều này cho phép họ theo dõi, quan sát những hành vi của người dùng sát sao hơn và tạo ra những chiến lược thích hợp.

Growth Marketing đóng vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp tiếp cận, nâng cao sự duy trì và giữ chân, gắn bó với khách hàng lâu dài. Chưa kể, vì có chiến lược rõ ràng nên nó cũng góp phần tiết kiệm chi phí đáng kể, khả năng tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Hơn thế nữa, Growth Marketing còn tạo dựng niềm tin mạnh mẽ cho khách hàng, cho họ những trải nghiệm tốt nhất. Một khi khách hàng tin tưởng, thì việc kiếm doanh thu bán hàng là điều không mấy khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy, các Marketer phải liên tục cập nhật, phát triển để tạo thêm nhiều giá trị tốt cho khách, đáp ứng mong muốn của họ.

2. Các yếu tố tạo nên Growth Marketing

Growth Marketing được tạo ra từ nhiều yếu tố khác nhau, dưới đây là những yếu tố thông dụng nhất. Chúng có tác dụng đẩy mạnh tăng trưởng, tăng tỷ lệ niềm tin và chuyển đổi từ khách, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp tốt. Cụ thể như sau:

2.1. A/B Testing

Growth Marketing 2
A/B Testing cho bạn biết được biến thể thử nghiệm nào phù hợp nhất với doanh nghiệp cũng như khách hàng

A/B Testing chính là quá trình thử nghiệm đa biến, một trong những thành phần cốt lõi tạo nên Growth Marketing tuyệt vời. Chúng làm nhiệm vụ so sánh giữa các thử nghiệm Marketing với nhau, chẳng hạn như Email, Website hay những ứng dụng nào đó. Cuối cùng, người ta sẽ chọn ra những phương pháp thử nghiệm tốt nhất, phù hợp và mang đến hiệu quả tốt nhất.

Nói một cách dễ hiểu, dựa trên các phân tích thống kê số liệu từ người dùng khi sử dụng các biến thể thử nghiệm, người ta đúc kết biến thể nào hoạt động tốt hơn với mục đích thu hút sự chú ý của khách hàng. Từ đó, Marketer sẽ lựa chọn biến thể đó để tập trung và xoáy sâu để tối ưu hoá chiến dịch quảng bá, tiếp thị của mình.

Có một điều cần lưu ý là, trong A/B Testing, bạn cần đi theo từng phân đoạn và tạo giá trị nội dung cho từng đối tượng cụ thể. Đồng thời, bạn cũng nên liên tục cập nhật sự thay đổi, các thử nghiệm mới để nâng cao hiệu quả nhé!

2.2. Marketing đa kênh

Growth Marketing 3
Tổng hợp Marketing đa kênh nhằm thu hút nhiều khách hàng có khả năng chuyển đổi tốt nhất cho doanh nghiệp

Ai cũng hiểu rằng, nếu gia tăng nhận diện thương hiệu tối đa, thì cần phải tiếp cận khách hàng càng nhiều càng tốt. Ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, Marketer cũng phải truyền thông được thông điệp của nhãn hàng đến khách, ngay cả khi họ không làm việc. Bạn có thể sử dụng Digital Marketing hay ứng dụng TVC hoặc loại hình quảng cáo truyền thống,… tuỳ thích miễn là nó tiếp cận nhiều đến khách hàng.

Điều này được định nghĩa là tiếp thị đa kênh, người ta tổng hợp nhiều kênh Marketing đa dạng để thu hút khách hàng dựa trên sở thích, nhu cầu của họ. Chính Cross-Channel Marketing này sẽ giúp Marketer hiểu hơn về khách hàng và chuẩn bị cho chiến lược cá nhân hoá hiệu quả, xây dựng một tệp lớn khách hàng có khả năng chuyển đổi tốt cho doanh nghiệp.

2.3. Vòng đời khách hàng

Growth Marketing 4
Customer Lifecycle bao gồm 3 giai đoạn chính bao gồm mua hàng, nuôi dưỡng và trung thành

Vòng đời khách hàng là một quá trình tiếp cận, chuyển đổi khách hàng mà doanh nghiệp sử dụng để phát triển rộng nhóm khách hàng cho nhãn hãng của mình. Vòng đời khách hàng hay Customer Lifecycle bao gồm 3 giai đoạn chính cần chú ý như:

  • Giai đoạn thu hút, kích cầu cho khách hàng: Marketer có thể thực hiện các chiến dịch giới thiệu, chào mừng, tạo sự thân quen và nâng cao uy tín với khách. Sau đó mới tiếp cận nhu cầu, thuyết phục khách hàng tin tưởng và mua hàng, sản phẩm, dịch vụ của nhãn hàng.
  • Giai đoạn nuôi dưỡng mối quan hệ: Marketer cần chăm sóc mối quan hệ này, nuôi dưỡng thường xuyên để đẩy mối quan hệ lên cao hơn. Những phương pháp có thể ứng dụng chẳng hạn như khuyến mãi, cập nhật thông tin mới cho khách,…
  • Giai đoạn kích hoạt sự trung thành của khách: Sau tất cả, doanh nghiệp cần giữ chân khách hàng, biến họ thành người thân, gắn bó lâu dài với sản phẩm, dịch vụ của họ. Chính vì vậy, Marketer cần tập trung tương tác liên tục để khách xây dựng niềm tin vững chắc hơn với nhãn hàng.

2. Phân biệt Growth Marketing và Marketing truyền thống

Growth Marketing 5
Marketing truyền thống chỉ tập trung giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng

Đơn giản nhất mà ai cũng nhìn ra được đó là, Growth Marketing đi theo một quá trình lâu dài để khiến khách hàng từ chú ý đến tin tưởng sử dụng sản phẩm và ở lại, gắn bó lâu dài với nhãn hàng, doanh nghiệp. Trong khi đó, các dạng Marketing truyền thống thường chỉ có những hoạt động đánh thẳng vào trọng tâm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến người dùng.

Các doanh nghiệp truyền thống chỉ tập trung vào khâu phân phối sản phẩm, dịch vụ chứ không tạo giá trị trải nghiệm cho khách hàng. Ngược lại, Growth Marketing đặt sự ưu tiên cho tìm hiểu, tương tác với khách. Từ đó nó tăng trưởng bằng nhiều chiến lược nữa, cập nhật và tối ưu hoá mục đích tiếp cận khách hàng tốt hơn, phù hợp với từng doanh nghiệp.

Đặc biệt, Growth Marketing có khả năng phát triển từ cơ sở người dùng, có chiến lược nên tệp khách hàng rất chất lượng. Vì vậy, chi phí bỏ ra để làm quảng cáo, tiếp thị cũng thấp hơn, tiết kiệm kha khá ngân sách của doanh nghiệp. Từ đó, nó cũng khiến khách hàng và doanh nghiệp đến gần nhau hơn, gắn bó, đồng thời khách hàng cũng duy trì sử dụng và muốn giới thiệu rộng rãi sản phẩm đó đến người thân, bạn bè và gia đình mình.

3. Kết luận

Growth Marketing 6
Growth Marketing là hình thức quảng cáo hiệu quả nhưng cũng vô cùng phức tạp cần được cập nhật thường xuyên

Nhìn chung, Growth Marketing là hình thức quảng cáo, tiếp thị được ứng dụng nhiều nhất hiện nay, đã và đang phát triển vượt bậc cũng như vô cùng phức tạp. Chính vì vậy, các Marketer phải thường xuyên cập nhật để ngày càng thành công hơn trong việc tối ưu hoá, tiếp cận khách hàng, người dùng, tăng độ tương tác, đem đến giá trị trải nghiệm tốt nhất cho khách.

Để lại một bình luận